Những căn bệnh giao mùa nào hay đe dọa sức khỏe của trẻ và cách phòng tránh

1. Viêm ruột & các bệnh liên quan đến tiêu hóa
– Tình trạng rối loạn tiêu hóa hay nhiễm vi-rút, vi khuẩn, ký sinh trùng đường ruột cũng hay gặp khi thời tiết thay đổi. do đó phụ huynh lưu ý vấn đề dinh dưỡng cho các bé.
– Dinh dưỡng là 1 trong những yếu tố quan trọng nhất trong những năm đầu đời của trẻ vì nó có ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển thể chất và tinh thần của bé. Đặc biệt là hệ miễn dịch của trẻ trong tương lai vì 80% hệ miễn dịch ở trẻ đều nằm trong hệ tiêu hoá.Cho nên việc chăm sóc cho hệ tiêu hóa của bé bằng các thực phẩm dễ tiêu, tốt cho đường ruột sẽ giúp bụng bé khỏe hơn. Từ đó giúp cơ thể có thể hấp thu các chất dinh dưỡng từ thực phẩm một cách nhanh chóng. . Từ đó bé hạn chế được việc táo bón hay tiêu chảy và phát triển đều về mặt cân nặng, chiều cao. Phòng khám mong rằng các bé luôn có một hệ thống miễn dịch vững chắc để thời tiết chuyển mùa không còn là nỗi ám ảnh của các bậc phụ huynh.
2. Viêm mũi dị ứng
Đối với các bé có tiền sử viêm mũi dị ứng thì đây có lẽ là khoảng thời gian ba mẹ lo lắng nhất trong năm. Bé có thể bị đi bị lại nhiều lần với các triệu chứng hắt xì liên tục, chảy nước mũi, nghẹt mũi khiến bé cảm thấy khó chịu vì không ngủ được, ngứa mũi nên các bé có thói quen dùng tay day và bị vỡ các mạch máu gây hiện tượng chảy máu cam.
Cách phòng tránh :
– Tránh các dị nguyên như bụi, khói, lông thú, bụi nhà, mạt, dán, thời tiết lạnh, hoặc 1 số trẻ có khả năng dị ứng thức ăn như trứng hay hải sản, v.v…
– Dọn dẹp môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm mốc
– Tập thói quen đeo khẩu trang cho bé
– Dùng mùng mền cotton, không dùng bằng lông và giặt giũ thường xuyên
3.. Nhiễm siêu vi do cúm
Là những triệu chứng điển hình do virus gây ra như : sốt cao liên tục, nhức đầu, mệt mỏi toàn thân, chán ăn, đau họng và ho nhẹ… Các bệnh do virus gây ra có những dấu hiệu giống như vi khuẩn nên ba mẹ hay lầm tưởng và cho các bé uống kháng sinh, nhưng chỉ cần được nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý, đủ chất, bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều vitamin C tăng sức đề kháng và tốt cho tiêu hóa là các bé sẽ nhanh chóng khỏi sau vài ngày. Vì thế ba mẹ nên cho bé đi khám chứ đừng vội vàng cho con uống kháng sinh mà tội nghiệp con ba mẹ nhé
Cách phòng tránh :

– Giữ ấm cơ thể, thường xuyên xoa dầu lòng bàn chân, dọc sóng lưng
– Giữ cho tay luôn sạch, rửa mũi và vệ sinh răng miệng 2 lần/ ngày
– Cung cáp đầy đủ các vi chất dinh dưỡng giúp tạo nên 1 hệ vi sinh cân bằng cho đường ruột, thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ miễn dịch tại ruột của trẻ.
4.Tay chân miệng
Tay chân miệng chắc hẳn là bệnh truyền nhiễm có tỉ lệ lây lan cao và nhanh chóng với các triệu chứng điển hình sớm: mệt mỏi, sốt nhẹ, biếng ăn, chảy nước bọt. Sau 1, 2 ngày xuất hiện các nốt ban dạng rộp nước ở lòng bàn tay, bàn chân,mông, loét miệng…. Nếu tình trạng bệnh chuyển biến tốt thì sau 5-7 ngày các bé sẽ hồi phục sức khỏe, nhưng nếu có các dấu hiệu như giật mình, chới với, ói, khó thở thì phải nhanh đưa trẻ vào bệnh viện.
Cách phòng tránh :
– Nhắc nhở bé rửa tay thường xuyên bằng xà phòng
– Lau dọn nhà cửa và làm sạch các bề mặt, đồ chơi của bé hằng ngày
-Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống : Ăn chín – Uống sôi
5. Dị ứng
Thời tiết thay đổi kéo theo sự chênh lệch về độ ẩm cùng là làn da nhạy cảm dễ bị tác động của môi trường là nguyên nhân chính dẫn đến các triệu chứng về da như nổi mẩn đỏ, khô nứt nẻ, đặc biệt là cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Khi ngứa các bé hay có thói quen gãi làm tróc, trầy dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng da nguy hiểm, vì thế không khí hanh khô ba mẹ nên thường xuyên bôi các sản phẩm dưỡng ẩm uy tín và sữa tắm dành cho da nhạy cảm, tốt hơn hết nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng cho con nhé.
Cách phòng tránh :
– Hạn chế các thực phẩm dễ gây dị ứng : tôm, cua, hải sản
– Môi trường ở và các vật dụng quần áo, khăn tắm luôn sạch sẽ
– Tăng cường các thực phẩm chứa vitamin C và luyện tập thể thao
6. Sốt xuất huyết
Khi giao mùa, những cơn mưa đến bắt chợp xen kẽ nắng nóng, cũng là thời điểm xuất hiện nhiều muỗi nhất, và là tác nhân truyền bệnh sốt xuất huyết.
Cách phòng tránh:
– Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên,
– Tránh để nước đọng trong vật dụng hay đất quanh nhà.
– Ngủ trong màn và mặc quần áo ngủ dài tay

#nedmilltintuc  #suanhapkhaunguyenhop #nedmilldonghanh

Bài viết liên quan

Cách cho bé bú sữa mẹ và sữa công thức đúng cách

KHỞI ĐẦU VỮNG CHẮC GIÚP CON THÔNG MINH CAO LỚN

GIẢI PHÁP DINH DƯỠNG HOÀN HẢO CHO TRẺ GIÚP BÉ LỚN KHÔN, KHỎE MẠNH VÀ THÔNG MINH HƠN MỖI NGÀY

Những căn bệnh giao mùa nào hay đe dọa sức khỏe của trẻ và cách phòng tránh

NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA TRẺ TỪ 1 – 3 TUỔI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ MÀ BÀ MẸ NUÔI CON NÊN BIẾT