BÍ QUYẾT CHĂM SÓC TIÊU HÓA TỪ SỮA CÔNG THỨC NEDMILL

Hệ tiêu hóa là “trái tim thứ hai” của bé, ảnh hưởng lớn đến khả năng hấp thu dinh dưỡng và sức đề kháng. Với sữa công thức NEDMill, mẹ có thể yên tâm chăm sóc hệ tiêu hóa non nớt của bé nhờ vào các bí quyết sau: 📌 Công thức tiên tiến hỗ … Read more

Categories Chưa phân loại

Cách cho bé bú sữa mẹ và sữa công thức đúng cách

🔰 ✅ Cách cho bé bú sữa mẹ và sữa công thức đúng cách 👫
Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu mẹ ít sữa, mẹ có thể cân nhắc nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp sữa công thức để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho con yêu. Vậy kết hợp sữa mẹ và sữa công thức như thế nào là đúng cách.
📌 Với trẻ dưới 6 tháng tuổi: Mỗi lần sau khi cho bé sử dụng sữa mẹ, bổ sung thêm cho bé một lượng nhất định sữa công thức. Đây là cách làm vừa đảm bảo bé nhận đầy đủ dưỡng chất lại vừa kích thích tuyến sữa mẹ đều đặn.
📌 Với trẻ trên 6 tháng tuổi: Mẹ cho bé bú luân phiên 1 cữ sữa mẹ và 1 cữ sữa công thức.
📌 Lượng sữa công thức bổ sung cho bé phải phù hợp. Sau khi đã cho bé bú sữa ở cả 2 bên ngực mà bé vẫn quấy khóc, khi đó mẹ mới cho bé sử dụng thêm sữa công thức.
📌 Mẹ pha từ từ nửa muỗng rồi đến 1 muỗng, qua đó canh lượng sữa mẹ thiếu hụt.
📌 Khi bé càng lớn, nhu cầu dinh dưỡng sẽ càng tăng, mẹ nên tăng lượng sữa công thức cho bé dùng mỗi ngày.
📌 Mẹ có thế cho bé bú nhiều hơn trước khi ngủ. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, bú mẹ trước khi ngủ sẽ giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn.
#nedmilldonghanh, #suanhapkhaunguyenlon, #nonGMO #dinhduongchobe #nedmill #suachobe

KHỞI ĐẦU VỮNG CHẮC GIÚP CON THÔNG MINH CAO LỚN

📚 NEDMILL – KHỞI ĐẦU VỮNG CHẮC GIÚP CON THÔNG MINH CAO LỚN 👫
👪 Bố mẹ nào cũng mong muốn con mình có một khởi đầu hoàn hảo để vươn tới tương lai. Hiểu được điều đó, sữa công thức NEDMILL ra đời với mục tiêu hỗ trợ bố mẹ chăm sóc con yêu một cách toàn diện ngay từ những năm tháng đầu đời.

💞 Sữa công thức NEDMILL mang đến sự hỗ trợ toàn diện với dưỡng chất tối ưu và công nghệ tiên tiến. Được nghiên cứu và sản xuất tại châu Âu, NEDMILL không chỉ chú trọng đến việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết mà còn cam kết mang lại chất lượng đạt chuẩn.

🍄 Sản phẩm dinh dưỡng NEDMill giúp bé khỏe mạnh, phát triển thông minh nhờ công thức kết hợp hơn 40 dưỡng chất phù hợp và an toàn cho sự phát triển của bé.
👉 Các khoáng chất như Canxi và kẽm giúp xương và răng chắc khỏe.
👉 Natri giúp tăng khối lượng tế bào.
👉 Sắt: quan trọng đối với sự vận chuyển oxy trong máu.
👉 Vitamin D giúp hấp thụ canxi, giúp xương chắc khỏe.
👉 DHA và ARA (axit béo Omega 3 và 6) hỗ trợ sự phát triển tối ưu của não bộ, hệ thần kinh và thị giác. Những điều này đặc biệt quan trọng, vì trẻ không thể tự cung cấp đủ hàm lượng DHA và ARA cần thiết trong những tháng đầu đời.
👉 Vitamin B8 hoặc Inositol được khoa học chứng minh rằng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của não bộ.
👉 Taurine, Choline và L- Carnitine hỗ trợ sự phát triển và hoạt động của não bộ.
👉 Đặc biệt, trong NEDMill có chứa chất xơ hòa tan GOS giúp trẻ hấp thu dưỡng chất tốt hơn, chống táo bón, hệ tiêu hóa hoạt động tốt, giúp bé phát triển toàn diện.
🎀 💪 NEDMILL luôn đồng hành cùng bố mẹ trên hành trình nuôi dưỡng và phát triển bé yêu, tạo dựng nền tảng vững chắc để bé tự tin khám phá thế giới xung quanh.
#nedmill #nedmilldonghanh #suachobe #suanhapkhau #nonGMO #mevabe #mebimsua #baby

GIẢI PHÁP DINH DƯỠNG HOÀN HẢO CHO TRẺ GIÚP BÉ LỚN KHÔN, KHỎE MẠNH VÀ THÔNG MINH HƠN MỖI NGÀY

💪 🍼 SỮA NEDMILL- GIẢI PHÁP DINH DƯỠNG HOÀN HẢO CHO TRẺ GIÚP BÉ LỚN KHÔN, KHỎE MẠNH VÀ THÔNG MINH HƠN MỖI NGÀY! 💙

🌤 Sản phẩm sữa NEDMill nổi bật với những đặc điểm vượt trội, mang đến sự lựa chọn hoàn hảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ: 👇
📌 Công thức sữa NEDMill được thiết kế đặc biệt với tỉ lệ canxi – photpho lý tưởng, giúp tối ưu hóa sự hấp thu canxi vào xương và đảm bảo cơ thể trẻ sử dụng hiệu quả cả hai khoáng chất này cho sự phát triển xương và răng, đặc biệt quan trọng trong giai đoạn bé đang phát triển nhanh về thể chất. Tỉ lệ canxi – photpho lý tưởng sẽ không gây cản trở quá trình hấp thu canxi của trẻ. Nếu phốt pho quá cao so với canxi, canxi sẽ không được hấp thu hiệu quả và có thể dẫn đến thiếu canxi dù lượng bổ sung vẫn đầy đủ. Ngoài ra, GOS và Nucleotides có trong sữa NEDMill giúp trẻ phát triển tốt mà không lo tình trạng táo bón.
📌 Với sự kết hợp của DHA cùng các Omega 3, Omega 6, Omega 9 trong sữa NEDMill giúp bé phát triển khả năng tư duy và sáng tạo ngay từ giai đoạn đầu đời. Bổ sung DHA và các omega trong giai đoạn đầu đời là vô cùng quan trọng, vì đây là thời kỳ vàng cho sự phát triển của não bộ và các cơ quan quan trọng khác của trẻ.
📌 Công thức sử dụng thành phần nguyên liệu không chứa chất biến đổi Gen – NonGMO, đảm bảo nguồn nguyên liệu tự nhiên và giúp trẻ nói không với dậy thì sớm.
📌 Sử dụng công nghệ vượt trội: Là sản phẩm được sản xuất tại Hà Lan, Quốc gia có ngành công nghiệp sữa hàng đầu thế giới, tiêu chuẩn Châu Âu. Sữa NEDMill được sản xuất theo công nghệ sấy ướt, giữ nguyên được những dưỡng chất và quy trình sản xuất được thực hiện trên dây chuyền thiết bị vô cùng hiện đại. Điều này hạn chế tối đa việc các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, thủ công thực hiện. Không những thế, khi sản xuất sữa công thức theo phương pháp sấy ướt bột sữa sẽ có độ tơi xốp và hương vị thơm đặc trưng.
📌 Đặc biệt với mong muốn đưa sản phẩm chất lượng về phục vụ cho trẻ em Việt Nam, NEDMill đã phát triển với phương châm “Chất lượng ngoại – Giá nội” để nhiều mẹ bỉm Việt có thể lựa chọn và trải nghiệm cho con một dòng sản phẩm với chất lượng từ Châu Âu.
#suachotre #suatangcan #suaphattrienchieucao #tieuhoakhoe #Nedmill

Những căn bệnh giao mùa nào hay đe dọa sức khỏe của trẻ và cách phòng tránh

1. Viêm ruột & các bệnh liên quan đến tiêu hóa
– Tình trạng rối loạn tiêu hóa hay nhiễm vi-rút, vi khuẩn, ký sinh trùng đường ruột cũng hay gặp khi thời tiết thay đổi. do đó phụ huynh lưu ý vấn đề dinh dưỡng cho các bé.
– Dinh dưỡng là 1 trong những yếu tố quan trọng nhất trong những năm đầu đời của trẻ vì nó có ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển thể chất và tinh thần của bé. Đặc biệt là hệ miễn dịch của trẻ trong tương lai vì 80% hệ miễn dịch ở trẻ đều nằm trong hệ tiêu hoá.Cho nên việc chăm sóc cho hệ tiêu hóa của bé bằng các thực phẩm dễ tiêu, tốt cho đường ruột sẽ giúp bụng bé khỏe hơn. Từ đó giúp cơ thể có thể hấp thu các chất dinh dưỡng từ thực phẩm một cách nhanh chóng. . Từ đó bé hạn chế được việc táo bón hay tiêu chảy và phát triển đều về mặt cân nặng, chiều cao. Phòng khám mong rằng các bé luôn có một hệ thống miễn dịch vững chắc để thời tiết chuyển mùa không còn là nỗi ám ảnh của các bậc phụ huynh.
2. Viêm mũi dị ứng
Đối với các bé có tiền sử viêm mũi dị ứng thì đây có lẽ là khoảng thời gian ba mẹ lo lắng nhất trong năm. Bé có thể bị đi bị lại nhiều lần với các triệu chứng hắt xì liên tục, chảy nước mũi, nghẹt mũi khiến bé cảm thấy khó chịu vì không ngủ được, ngứa mũi nên các bé có thói quen dùng tay day và bị vỡ các mạch máu gây hiện tượng chảy máu cam.
Cách phòng tránh :
– Tránh các dị nguyên như bụi, khói, lông thú, bụi nhà, mạt, dán, thời tiết lạnh, hoặc 1 số trẻ có khả năng dị ứng thức ăn như trứng hay hải sản, v.v…
– Dọn dẹp môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm mốc
– Tập thói quen đeo khẩu trang cho bé
– Dùng mùng mền cotton, không dùng bằng lông và giặt giũ thường xuyên
3.. Nhiễm siêu vi do cúm
Là những triệu chứng điển hình do virus gây ra như : sốt cao liên tục, nhức đầu, mệt mỏi toàn thân, chán ăn, đau họng và ho nhẹ… Các bệnh do virus gây ra có những dấu hiệu giống như vi khuẩn nên ba mẹ hay lầm tưởng và cho các bé uống kháng sinh, nhưng chỉ cần được nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý, đủ chất, bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều vitamin C tăng sức đề kháng và tốt cho tiêu hóa là các bé sẽ nhanh chóng khỏi sau vài ngày. Vì thế ba mẹ nên cho bé đi khám chứ đừng vội vàng cho con uống kháng sinh mà tội nghiệp con ba mẹ nhé
Cách phòng tránh :

– Giữ ấm cơ thể, thường xuyên xoa dầu lòng bàn chân, dọc sóng lưng
– Giữ cho tay luôn sạch, rửa mũi và vệ sinh răng miệng 2 lần/ ngày
– Cung cáp đầy đủ các vi chất dinh dưỡng giúp tạo nên 1 hệ vi sinh cân bằng cho đường ruột, thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ miễn dịch tại ruột của trẻ.
4.Tay chân miệng
Tay chân miệng chắc hẳn là bệnh truyền nhiễm có tỉ lệ lây lan cao và nhanh chóng với các triệu chứng điển hình sớm: mệt mỏi, sốt nhẹ, biếng ăn, chảy nước bọt. Sau 1, 2 ngày xuất hiện các nốt ban dạng rộp nước ở lòng bàn tay, bàn chân,mông, loét miệng…. Nếu tình trạng bệnh chuyển biến tốt thì sau 5-7 ngày các bé sẽ hồi phục sức khỏe, nhưng nếu có các dấu hiệu như giật mình, chới với, ói, khó thở thì phải nhanh đưa trẻ vào bệnh viện.
Cách phòng tránh :
– Nhắc nhở bé rửa tay thường xuyên bằng xà phòng
– Lau dọn nhà cửa và làm sạch các bề mặt, đồ chơi của bé hằng ngày
-Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống : Ăn chín – Uống sôi
5. Dị ứng
Thời tiết thay đổi kéo theo sự chênh lệch về độ ẩm cùng là làn da nhạy cảm dễ bị tác động của môi trường là nguyên nhân chính dẫn đến các triệu chứng về da như nổi mẩn đỏ, khô nứt nẻ, đặc biệt là cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Khi ngứa các bé hay có thói quen gãi làm tróc, trầy dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng da nguy hiểm, vì thế không khí hanh khô ba mẹ nên thường xuyên bôi các sản phẩm dưỡng ẩm uy tín và sữa tắm dành cho da nhạy cảm, tốt hơn hết nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng cho con nhé.
Cách phòng tránh :
– Hạn chế các thực phẩm dễ gây dị ứng : tôm, cua, hải sản
– Môi trường ở và các vật dụng quần áo, khăn tắm luôn sạch sẽ
– Tăng cường các thực phẩm chứa vitamin C và luyện tập thể thao
6. Sốt xuất huyết
Khi giao mùa, những cơn mưa đến bắt chợp xen kẽ nắng nóng, cũng là thời điểm xuất hiện nhiều muỗi nhất, và là tác nhân truyền bệnh sốt xuất huyết.
Cách phòng tránh:
– Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên,
– Tránh để nước đọng trong vật dụng hay đất quanh nhà.
– Ngủ trong màn và mặc quần áo ngủ dài tay

#nedmilltintuc  #suanhapkhaunguyenhop #nedmilldonghanh

NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA TRẺ TỪ 1 – 3 TUỔI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ MÀ BÀ MẸ NUÔI CON NÊN BIẾT

Các vitamin và khoáng chất là các chất dinh dưỡng không thể thiếu trong quá trình phát triển của trẻ. Ở mỗi giai đoạn phát triển thì nhu cầu về hàm lượng vitamin của trẻ là khác nhau. Cùng với năng lượng và vitamin thì các chất khoáng bao gồm kẽm, canxi, sắt, magie… cũng đóng vai trò quan trọng trong nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em từ 1 – 3 tuổi.

Đối với chất khoáng là sắt là vi chất có vai trò quan trọng trong sự tạo máu và tham gia vào thành phần các men trong cơ thể. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ nhu cầu sắt ở giai đoạn phát triển của trẻ. Cha mẹ cần bổ sung đủ nhu cầu kẽm của trẻ tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển.

5 Sai lầm 90% mẹ Việt mắc phải trong cách cho trẻ ăn dặm khiến con nuôi mãi không lớn!

🌤 5 Sai lầm 90% mẹ Việt mắc phải trong cách cho trẻ ăn dặm khiến con nuôi mãi không lớn.
⏩ Cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn: Thời điểm ăn dặm tốt nhất của con là sau khi con đạt 6 tháng tuổi. Không nên sớm hơn hay muộn hơn mốc này. Nếu mẹ cho con ăn dặm quá sớm, hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa hoàn thiện, bụng con sẽ khó tiêu thức ăn, khiến hệ tiêu hóa mệt mỏi. Ngược lại, nếu bé ăn dặm quá muộn thì sau khi bé đủ 6 tháng tuổi, sữa bột hoặc sữa công thức không còn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Lượng sữa mẹ dần giảm, không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho con nữa, khiến con dễ thấp bé nhẹ cân, chậm phát triển về thể chất và trí não.
⏩ Ăn càng nhiều càng tốt, nhanh tăng cân: Một lỗi sai tại hại của nhiều mẹ là ép bé ăn quá nhiều, thực tế khi bé mới tập ăn dặm, lượng thức ăn mà bé có thể tiêu thụ chỉ một ít, thường chỉ vài thìa nhỏ. Trong giai đoạn này sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Do đó, mẹ không nên nhồi nhét bé ăn nhiều hơn những gì bé muốn, vì điều này có thể gây ra sự chống đối tâm lý từ phía bé. Nếu bé ăn không đủ trong bữa ăn dặm, hãy bổ sung bằng sữa cho bé. Thay vì ép bé ăn nhiều, hãy cho bé thích nghi dần với việc ăn dặm. Bắt đầu hành trình này từng chút một, để con thích thú việc ăn dặm chứ không tạo áp lực làm con thấy mệt.
⏩ Nghiền thức ăn quá kỹ: Thực tế việc nghiền thức ăn quá kỹ, có thể gây hại cho sự phát triển của bé. Việc này khiến bé không cần phải nhai, chỉ cần nuốt chửng. Điều này không chỉ làm mất đi sự hứng thú và thỏa mãn của bé khi ăn mà còn tác động xấu đến cơ quan miệng và hệ tiêu hóa. Bé không cảm nhận được các mùi vị và kết cấu khác nhau của thức ăn. Điều này có thể khiến bé trở nên kén ăn và khó tích cực tham gia vào bữa ăn gia đình.
⏩ Nêm thức ăn quá mặn: Trẻ sơ sinh không nên ăn gia vị cho đến khi đủ 12 tháng. Việc nêm quá mặng sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh và gây căng thẳng cho các cơ quan quan trọng như tim và thận. Các con chưa tiếp xúc với gia vị nên sẽ không thấy nhạt nhẽo đâu, cha mẹ yên tâm nhé. Nếu cần, có thể sử dụng các loại gia vị nhẹ nhàng để tăng thêm hương vị như hành, tỏi hoặc các loại gia vị tự nhiên khác thay vì sử dụng muối.

⏩ Thực đơn ăn dặm lặp đi lặp lại: Cho bé ăn dặm không chỉ là việc cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết, mà còn là cơ hội để bé khám phá và trải nghiệm các hương vị và kết cấu khác nhau. Tuy nhiên, nhiều mẹ Việt cùng sử dụng một thực đơn nhàm chán cho bé, chỉ cung cấp một số ít loại thực phẩm và không đa dạng hóa khẩu phần ăn của bé. Để giải quyết vấn đề này, các bà mẹ hãy tạo ra một chế độ ăn đa dạng cho bé. Hãy khám phá và giới thiệu cho bé nhiều loại thực phẩm khác nhau, bao gồm rau, hoa quả, ngũ cốc, thịt, cá và đậu. Đảm bảo rằng bé được tiếp xúc với các hương vị và kết cấu mới, khuyến khích sự thích nghi với các loại thực phẩm và phát triển khẩu vị đa dạng mẹ nhé!
#nedmilltintuc  #suanhapkhaunguyenhop #nedmilldonghanh #mevabe

Categories Chưa phân loại

Trẻ chậm nói vì cha mẹ vô tư làm 3 điều này với con mình

🔴 Trẻ chậm nói vì cha mẹ vô tư làm 3 điều này với con mình 👇
⏩ Cảm thấy xấu hổ khi nói chuyện với một em bé chưa biết nói: Một số người mẹ cảm thấy rất xấu hổ, xem việc nói chuyện với con mình giống như đang tự nói với bản thân. Trên thực tế người mẹ chính là giáo viên dạy ngôn ngữ cho con mình. Người mẹ càng chăm nói chuyện với con, con sẽ càng nhanh biết nói hơn. Vì thế bạn hãy cố gắng bớt nhút nhát, bớt gượng ép, bớt dè dặt khi trò chuyện với con mình nhé.
⏩ Cha mẹ chăm con quá kỹ, con không có cơ hội nói: Khi một em bé muốn uống nước, mắt chúng nhìn vào cốc nước, người mẹ nhanh chóng cầm lấy ly và cho bé uống. Nếu bé có nhu cầu gì, chỉ cần chúng chỉ tay hoặc nói ra vài từ ngắn gọn, người lớn hiểu và đáp ứng ngay lập tức. Nếu làm thay con hết tất cả mọi thứ trước khi con chịu nói ra yêu cầu của mình, đứa trẻ sẽ nghĩ mình chẳng cần phải nói nhiều. Vì thế, khi thấy con mình đang muốn thứ gì đó, mẹ kiên nhẫn chờ đợi con nói nhiều hơn chút, để chúng cố gắng diễn giải, có thể khua tay múa chân một hồi, hoặc nói ra một tràng những từ khó hiểu. Sau đó, bạn mới bắt đầu đoán điều trẻ muốn nói.
⏩ Cha mẹ thiếu tương tác với con: Thiếu tương tác và giao tiếp đầy đủ với con có thể là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm biết nói. Việc tương tác và giao tiếp là rất quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ, bởi vì trẻ cần phải nghe và học các từ ngữ và cách sử dụng chúng trong ngữ cảnh khác nhau. Khi cha mẹ không tương tác nhiều với con mình, trẻ sẽ thiếu đi kinh nghiệm cần thiết để phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Cha mẹ tạo cơ hội cho trẻ để tương tác và giao tiếp bằng cách nói chuyện, đọc sách, hát cho trẻ nghe hoặc tạo ra hoạt động giải trí khác.
#nedmilltintuc  #suanhapkhaunguyenhop #nedmilldonghanh

Categories Chưa phân loại

Tầm quan trọng của Canxi và Vitamin D trong việc phát triển xương

1. Vai Trò Của Canxi
Xây dựng và duy trì cấu trúc xương: Canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương và răng. Hơn 99% lượng canxi trong cơ thể được lưu trữ trong xương và răng, giúp chúng cứng cáp và chắc khỏe.
Phát triển xương trong giai đoạn tăng trưởng: Trẻ em cần lượng canxi cao trong giai đoạn tăng trưởng để xây dựng khối lượng xương tối đa. Khối lượng xương đạt đỉnh vào khoảng tuổi dậy thì, sau đó sẽ duy trì giảm dần theo thời gian. Đảm bảo đủ canxi trong giai đoạn này giúp giảm nguy cơ loãng xương và gãy xương sau này.
Đóng vai trò trong các chức năng sinh học khác: Canxi cũng cần thiết cho sự co cơ, dẫn truyền thần kinh và đông máu. Nếu cơ thể thiếu canxi, nó sẽ lấy canxi từ xương, làm giảm mật độ xương và gây ra các vấn đề sức khỏe.
2. Vai Trò Của Vitamin D
Hỗ trợ hấp thụ canxi: Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi từ thực phẩm qua đường ruột. Nếu thiếu vitamin D, dù có tiêu thụ nhiều canxi, cơ thể cũng không thể hấp thụ đủ lượng canxi cần thiết, dẫn đến xương yếu và dễ gãy.
Tăng cường phát triển xương: Vitamin D kích thích sự phát triển của tế bào xương và điều hòa việc duy trì mật độ xương. Điều này rất quan trọng trong giai đoạn phát triển của trẻ em để đảm bảo xương chắc khỏe.
Ngăn ngừa các bệnh về xương: Thiếu vitamin D có thể dẫn đến các bệnh lý như còi xương ở trẻ em, một tình trạng làm xương mềm và biến dạng. Ở người lớn, thiếu vitamin D có thể gây loãng xương, tăng nguy cơ gãy xương.
3. Nguồn Thực Phẩm Giàu Canxi Và Vitamin D
Thực phẩm giàu canxi:
Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa, sữa chua, phô mai là nguồn cung cấp canxi dồi dào và dễ hấp thụ.
Rau lá xanh đậm: Cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh cũng chứa nhiều canxi. Mặc dù khả năng hấp thụ thấp hơn so với sữa.
Các loại đậu: Đậu nành, đậu xanh, đậu trắng đều là nguồn canxi tốt.
Cá có xương mềm: Cá mòi, cá hồi đóng hộp có xương cũng là nguồn canxi dồi dào.
Thực phẩm giàu vitamin D:
Cá béo: Cá hồi, cá ngừ, cá thu chứa nhiều vitamin D tự nhiên.
Trứng: Lòng đỏ trứng cũng chứa một lượng vitamin D nhất định.
Thực phẩm tăng cường: Nhiều sản phẩm như sữa, nước cam, và ngũ cốc được bổ sung vitamin D.

Ánh nắng mặt trời: Vitamin D cũng được tổng hợp khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Để đảm bảo lượng vitamin D đủ, trẻ cần được ra ngoài trời ít nhất 15-30 phút mỗi ngày. Tùy thuộc vào loại da và thời gian tiếp xúc.
4. Lượng Canxi Và Vitamin D Cần Thiết Cho Trẻ
Canxi:
Trẻ 1-3 tuổi: Khoảng 700 mg mỗi ngày.
Trẻ 4-8 tuổi: Khoảng 1.000 mg mỗi ngày.
Trẻ 9-18 tuổi: Khoảng 1.300 mg mỗi ngày.
Vitamin D:
Trẻ dưới 1 tuổi: Khoảng 400 IU (10 mcg) mỗi ngày.
Trẻ từ 1-18 tuổi: Khoảng 600 IU (15 mcg) mỗi ngày.
  Canxi và vitamin D là hai dưỡng chất không thể thiếu cho sự phát triển và duy trì sức khỏe xương của trẻ. Một chế độ ăn uống giàu canxi và vitamin D. Kết hợp với việc tiếp xúc ánh nắng mặt trời hợp lý, sẽ giúp trẻ phát triển xương chắc khỏe, giảm nguy cơ mắc các bệnh về xương trong tương lai. Hãy đảm bảo rằng trẻ được cung cấp đủ các dưỡng chất này để có một cơ thể mạnh mẽ và vững chắc.

#nedmilltintuc  #suanhapkhaunguyenhop #nedmilldonghanh

Giải pháp dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn

📌 💁 Giải pháp dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn
Trẻ biếng ăn là một trong những thách thức lớn đối với các bậc phụ huynh, ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe mà còn đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Dưới đây là một số giải pháp dinh dưỡng hữu ích để khuyến khích trẻ ăn uống đủ chất và đa dạng.

1. Tạo Thực Đơn Hấp Dẫn Và Đa Dạng
Trình bày món ăn bắt mắt: Màu sắc tươi sáng và cách trình bày đẹp mắt sẽ thu hút trẻ ăn uống. Bạn có thể cắt thực phẩm thành hình dáng thú vị hoặc sắp xếp thành hình dạng dễ thương.
Thực đơn đa dạng: Hãy đảm bảo thực đơn hàng ngày bao gồm nhiều loại thực phẩm từ các nhóm khác nhau như rau củ, trái cây, protein, và ngũ cốc để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết.
2. Chia Nhỏ Bữa Ăn
Bữa ăn nhỏ và thường xuyên: Thay vì ép trẻ ăn nhiều trong một bữa, hãy chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Điều này giúp trẻ dễ tiêu hóa và không cảm thấy áp lực khi ăn.
Đồ ăn nhẹ lành mạnh: Cung cấp các món ăn nhẹ bổ dưỡng như trái cây, sữa chua, phô mai, hoặc bánh mì nguyên cám để bổ sung năng lượng giữa các bữa ăn chính.
3. Khuyến Khích Trẻ Tự Chọn Món
Cho trẻ tham gia vào việc lựa chọn thực phẩm: Hãy để trẻ cùng đi chợ hoặc siêu thị và chọn lựa một số loại thực phẩm mà trẻ thích. Điều này giúp trẻ cảm thấy hào hứng hơn với bữa ăn.
Thử nghiệm với các món mới: Hãy giới thiệu thực phẩm mới một cách từ từ và khuyến khích trẻ thử nghiệm mà không tạo áp lực.
4. Cung Cấp Thực Phẩm Giàu Dinh Dưỡng
Tăng cường các thực phẩm giàu calo và dinh dưỡng: Chọn những thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng và dưỡng chất trong mỗi miếng ăn, như bơ, phô mai, bơ đậu phộng, và các loại hạt.
Bổ sung vitamin và khoáng chất: Đối với những trẻ thiếu dinh dưỡng, có thể bổ sung thêm vitamin và khoáng chất như vitamin D, canxi, sắt, và kẽm sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ.
5. Tạo Môi Trường Ăn Uống Thoải Mái
Không tạo áp lực khi ăn: Tránh ép buộc hoặc la mắng khi trẻ không muốn ăn. Điều này có thể tạo ra phản ứng ngược và khiến trẻ sợ ăn.
Thời gian ăn cố định: Tạo thói quen ăn uống đều đặn bằng cách thiết lập thời gian ăn cố định cho các bữa trong ngày. Trẻ sẽ học cách cảm thấy đói và muốn ăn vào những thời điểm nhất định.
6. Cải Thiện Vị Giác Và Hệ Tiêu Hóa

Sử dụng gia vị nhẹ nhàng: Gia vị nhẹ nhàng như gừng, tỏi, hoặc húng quế có thể kích thích vị giác và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Thực phẩm giàu probiotics: Sữa chua giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn và cảm thấy dễ chịu hơn khi ăn.
7. Làm Gương Trong Ăn Uống
Ăn cùng gia đình: Trẻ thường thích bắt chước, vì vậy việc ăn cùng gia đình và thể hiện thái độ tích cực với thực phẩm có thể khuyến khích trẻ ăn nhiều hơn.
Thể hiện thái độ tích cực với thức ăn: Hãy tỏ ra thích thú với thực phẩm và ăn uống vui vẻ để tạo ra không khí vui tươi trong bữa ăn.
8. Kiên Nhẫn Và Không Bỏ Cuộc
Kiên nhẫn: Việc thay đổi thói quen ăn uống cần thời gian. Hãy kiên nhẫn và không bỏ cuộc, dù cho những nỗ lực ban đầu có thể chưa thấy kết quả.
Theo dõi tiến trình: Theo dõi những món ăn mà trẻ thích hoặc không thích để điều chỉnh thực đơn một cách phù hợp.
Giải quyết tình trạng biếng ăn ở trẻ đòi hỏi sự kết hợp giữa dinh dưỡng cân đối, môi trường ăn uống thoải mái, và thái độ kiên nhẫn từ phía phụ huynh. Bằng cách áp dụng những giải pháp này, bạn có thể giúp trẻ dần dần hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.

#nedmilltintuc  #suanhapkhaunguyenhop #nedmilldonghanh

Categories Chưa phân loại