NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA TRẺ TỪ 1 – 3 TUỔI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ MÀ BÀ MẸ NUÔI CON NÊN BIẾT

Bú mẹ hoàn toàn rất quan trọng, đặc biệt là trong những tuần đầu sau đẻ. Theo Daly (1995), sữa mẹ luôn luôn đáp ứng tốt cho nhu cầu của trẻ trong những tháng đầu, vì người ta thấy trong những trường hợp sinh 2, thậm chí sinh 3 vẫn có thể nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn tới 6 tháng tuổi hoặc hơn.

Bình thường, lượng sữa trung bình một ngày được tiết ra khoảng 600-750 ml. Sữa mẹ có một số đặc điểm dinh dưỡng sau đây:

Năng lượng: 600-700 kcal/lít.

Protein: Sữa mẹ là sữa albumin, trong đó lactalbumin dưới tác dụng của dịch tiêu hoá sẽ kết tủa thành các phân tử nhỏ khoảng 30 mm rất dễ hấp thu. (Nếu so sánh với sữa bò trong thành phần protein chứa 85% casein khi vào dạ dày tạo thành các phân tử lớn 102 mm rất khó hấp thu). Do đó 25% protein của sữa mẹ được hấp thu ngay tại dạ dày.

Lipid: 50 % chất béo có trong sữa mẹ là acit béo không no, do vậy cũng rất dễ hấp thu.

Glucid: Chủ yếu là b-lactose dễ tiêu hoá đồng thời là môi trường tốt cho vi khuẩn Bifidus – một loại vi khuẩn có khả năng ngăn cản các vi khuẩn đường ruột không có lợi khác phát triển.

Khi trẻ bước sang giai đoạn 1 tuổi có tốc độ phát triển đáng kinh ngạc. Đây cũng là giai đoạn trẻ tập đi,  vì vậy trẻ cần được bổ sung đầy đủ năng lượng và chất dinh dưỡng để phát triển mạnh mẽ về tầm vóc lẫn trí não và hạn chế ốm đau bệnh vặt.  Ở giai đoạn này, hệ tiêu hóa và các chức nǎng tiêu hóa, hấp thu của trẻ cũng chưa thật hoàn chỉnh nên các thiếu sót và trong nuôi dưỡng và chǎm sóc trẻ có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, thiếu hụt vi chất và suy dinh dưỡng. Có rất nhiều thứ mẹ có thể làm để cho bé để duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, kể cả khi bé rất kén ăn. Nên tận dụng sữa mẹ cho trẻ  bú đến 18 – 24 tháng tuổi hoặc hỗ trợ thêm cho bé bằng sản phẩm công thức dinh dưỡng tương đồng với sữa mẹ  để bé được cung cấp đủ dinh dưỡng và kháng thể. Về việc lựa chọn sản phẩm bổ sung dinh dưỡng cho bé nên ưu tiên nguồn gốc xuất xứ và những thành phần phù hợp với hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ.

  1. Chọn lựa thực phẩm bảo vệ hệ hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ

Trong năm đầu tiên, đứa trẻ trải qua một sự thay đổi rất quan trọng về dinh dưỡng: Chuyển từ chế độ bú sữa mẹ dần sang chế độ ăn bổ sung với các thức ăn đa dạng.

Một vấn đề đặt ra là: sữa mẹ đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của trẻ đến tuổi nào?

Nói chung, trẻ bú sữa mẹ và năng lượng ăn vào từ sữa mẹ tăng dần lên trong giai  đoạn đầu và đạt đỉnh cao trong khoảng thời gian từ 3-8 tháng tuổi sau đó có chiều hướng giảm đi.

Theo những thực nghiệm về sữa mẹ đã được nghiên cứu thấy rằng: sữa mẹ không thể đáp ứng được nhu cầu của trẻ về mặt lý thuyết khi trẻ được 6 tháng tuổi, ở cả những nước giàu và nước nghèo. Do đó, thức ăn bổ sung phù hợp là chắc chắn cần thiết để cung cấp thêm năng lượng cho lứa tuổi này.

Hiện nay, nhiều bà mẹ thường cho con mình ăn bổ sung quá sớm, khi trẻ mới được 2-3 tháng tuổi hoặc thậm chí có nơi cho trẻ ăn bổ sung ngay từ tháng đầu tiên, ngược lại cũng có bà mẹ cho con ăn bổ sung quá muộn. Cho ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn đều gây ra những bất lợi cho trẻ.

Sử dụng các thực phẩm khác và các loại nước có thể gây cản trở hấp thụ các chất dinh dưỡng quý có trong sữa mẹ như sắt, kẽm, …Mặc dù những chất này có trong sữa với hàm lượng khá thấp, nhưng khi trẻ bú mẹ hoàn toàn thì tỷ lệ hấp thụ khá cao. Chẳng hạn như: ngũ cốc có ảnh hưởng đến hấp thụ kẽm, đặc biệt nếu cho ăn ngay sau khi bú mẹ. Trên chuột thực nghiệm cho ăn sữa người, 25-70% kẽm không được hấp thụ nếu cho ăn kết hợp với ngũ cốc.

Người ta cũng thấy rằng giai đoạn trẻ ăn bổ sung cũng chính là giai đoạn trẻ rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt những trẻ được nuôi dưỡng trong điều kiện vệ sinh kém. Những kết quả nghiên cứu sự phát triển theo chiều dọc và các số liệu từ các hoạt động giám sát dinh dưỡng đã chỉ ra rằng: suy dinh dưỡng thể còi cọc (stunting) xuất hiện trong một khoảng tuổi khá hẹp (“age window”) từ một vài tháng sau khi sinh cho tới 2 năm tuổi. Điều này trùng hợp với thời gian cho trẻ ăn bổ sung. Như vậy, hướng sự can thiệp vào nhóm tuổi này có thể sẽ hiệu quả hơn các chương trình can thiệp trước đây ở một khoảng tuổi rộng.

Giai đoạn từ 1 tuổi là thời điểm hệ tiêu hóa của trẻ vẫn đang phát triểnvà còn rất non nớt. Thành phần của hệ vi khuẩn đường ruột không chỉ được xác định bởi các yếu tố di truyền mà còn bởi các yếu tố như vệ sinh môi trường, chế độ ăn uống, tập thể dục và tình trạng bệnh. Trong số các yếu tố này, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi thành phần vi khuẩn đường ruột. Do đó, việc lựa chọn thực phẩm giúp bảo vệ và hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ là vô cùng quan trọng.

  • Thực phẩm bổ sung lợi khuẩn (probiotic) có trong sữa và các sản phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai, sữa công thức có bổ sung lợi khuẩn).
  • Thực phẩm giàu chất xơ được xem như Prebiotic, có lợi ích với hệ vi sinh đường ruột và ngăn ngừa táo bón. Thực phẩm giàu chất xơ hòa tan Galactooligosaccharides (GOS) có tác dụng như prebiotic có cấu trúc tương tự như oligosaccharides sữa mẹ. Chúng thường bao gồm hai đến tám đơn vị đường, bao gồm galactose và glucose, được tổng hợp từ chất nền lactose bởi β-galactosidase của vi khuẩn. Sau khi hấp thụ, GOS điều chỉnh hệ vi khuẩn đường ruột sản xuất axit béo chuỗi ngắn và thể hiện các hoạt động sinh học tuyệt vời. Chúng kích thích chọn lọc sự phát triển của probiotic, ức chế sự phát triển và bám dính của vi khuẩn gây bệnh, làm giảm các bệnh về đường tiêu hóa, thần kinh, chuyển hóa và dị ứng.
  • Thực phẩm chứa lipid trong chế độ ăn bao gồm các axit béo khác nhau không chỉ làm thay đổi quá trình trao đổi chất của trẻ mà còn có tác động đáng kể đến thành phần của hệ vi khuẩn đường ruột. Việc hấp thụ các loại lipid khác nhau trong chế độ ăn uống đã cải thiện khả năng dung nạp glucose bằng cách điều chỉnh hệ vi khuẩn đường ruột

Lưu ý khi chọn thực phẩm: Hạn chế thực phẩm khó tiêu: Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, đồ chiên rán, và đồ ăn nhanh có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và gây ra các vấn đề về tiêu hóa cho trẻ. Tránh thực phẩm nhiều đường: Sữa có nhiều đường, hoặc nước ép đóng hộp. Đường có thể gây ra tình trạng mất cân bằng vi sinh đường ruột, dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy.
Sản phẩm bổ sung dinh dưỡng cho trẻ: Ở giai đoạn trẻ từ sau 12 tháng tuổi, với sự tư vấn của các cán bộ chuyên ngành Dinh dưỡng, bà mẹ có thể bổ sung cho trẻ thêm sữa bò hoặc sữa công thức nhưng không nên uống quá nhiều. (từ 460 – 700ml sữa bột và khoảng 100 – 150ml sữa mỗi ngày), nên ưu tiên nguồn gốc xuất xứ và chọn lựa thành phần trong sữa phù hợp với hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ. Sản phẩm công thức bỏ sung dinh dưỡng  NEDMILL Stage 3 cũng là một lựa chọn an toàn cho trẻ. Thương hiệu Nedmill là tinh hoa nghiên cứu hơn 100 năm bởi nhà sản xuất sữa bột thuộc hàng đầu tại Hà Lan, một trong số ít các cơ sở được phép sản xuất sữa bột cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (tiêu chuẩn CE số 609/2013). Với nguồn sữa chất lượng và nguồn nguyên liệu an toàn của Hà Lan, đặc biệt không chứa thành phần biến đổi Gen (Non- GMO), Nedmill được sản xuất dựa trên công nghệ hiện đại, thông qua kiểm định gắt gao của các tiêu chuẩn về an toàn và chất lượng Châu Âu, thành phần Nedmill chứa hơn 40 dưỡng chất và nghiên cứu tỉ lệ phù hợp cho hệ tiêu hóa, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam.

  1. Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng cân bằng và đa vi chất

Giai đoạn trẻ từ 1 tuổi bắt đầu chập chững nên nhu cầu dưỡng chất của bé không giống nhu cầu của người lớn trưởng thành trong gia đình. Bé cần được cung cấp đủ nhu cầu dưỡng chất để tiếp tục phát triển, thực đơn của bé cần được đa dạng hóa, tô mầu bữa ăn cho trẻ. Cần tránh xu hướng lặp đi lặp lại các món ăn quen thuộc, dẫn đến việc trẻ thiếu một số dưỡng chất quan trọng. Việc đa dạng hóa thực phẩm không chỉ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng mà còn giúp trẻ phát triển khẩu vị phong phú.

Bảng 1.  Nhu cầu khuyến nghị về protein (Viện Dinh dưỡng, 2015)

Nhóm tuổi Tỷ lệ %  năng lượng từ protein Nhu cầu  khuyến nghị protein (RDA, g/ngày)

NPU = 70%

Yêu cầu tỷ lệ protein động vật (%)
Nam Nữ
g/kg/ngày (g/ngày) g/kg/ngày (g/ngày)
0 – 5 tháng* 1,86 11 1,86 11 100
6 – 8 tháng 13-20 2,22 18 2,22 18 > 70
9 – 11 tháng 13-20 2,22 20 2,22 20 >70
1-2 tuổi 13-20 1,63 20 1,63 19  60
3-5 tuổi 13-20 1,55 25 1,55 25  60

Chế độ ǎn thiếu đạm sẽ làm cho trẻ suy dinh dưỡng, chậm lớn, kém thông minh, nhưng nếu trẻ ǎn quá nhiều đạm sẽ là gánh nặng cho gan, thận. Mặt khác, trong quá trình tiêu hóa chất đạm tạo ra nhiều sản phẩm gây thối rữa, độc hại.

Nhu cầu chất béo (Lipid) Chất béo rất quan trọng đối  với sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ đang tập đi. Chúng vừa là nguồn năng lượng quan trọng vừa là nền tảng cho sự phát triển và tăng trưởng về thể chất, đặc biệt là não bộ. Chất béo còn đóng vai trò là một dung môi tham gia vào quá trình vận chuyển và hỗ trợ hấp thu các vitamin (A, D, E, K) trong cơ thể, nhờ đó giúp tăng khả năng đáp ứng miễn dịch, chống lại tình trạng lão hóa và tăng cường thị lực. Cơ thể không tự tổng hợp được các axit amin như Omega-3 (DHA) và Omega-6, nên thực đơn của trẻ cần đảm bảo có đủ thực phẩm đến từ cả chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa.

Bảng 2.  Nhu cầu khuyến nghị các vitamin (Viện Dinh dưỡng – 2015)

Nhóm tuổi

 

Vitamin B1

(mg/ ngày)

Vitamin B2

mg/ ngày

Niacin

(mg/ngày)

Pantothenic

(mg/ngày)

Vitamin B6

mg/ ngày

Biotin

(µg/ ngày)

Axit folic

(µg/ ngày)

Vitamin B12

(µg/ ngày)

Nam                
0-5 tháng 0,1 0,3 2 1,7 0,1( *) 5 65 0,4
6-8 tháng 0,2 0,4 4 1,7 0,3( *) 5 80 0,5
9-11 tháng 0,2 0,4 4 1,8 0,3( *) 6 80 0,5
1-2 tuổi 0,5 0,6 6 2 0,5 8 100 0,9
3-5 tuổi 0,7 0,8 8 3 0,5 12 150 1,0
Nữ
0-5 tháng 0,1 0,3 một 2 1,7 0,1(*) 5 65 0,4
6-8 tháng 0,2 0,4 giờ 4 1,7 0,3(*) 5 80 0,5
9-11tháng 0,2 0,4 giờ 4 1,8 0,3(*) 6 80 0,5
1-2 tuổi 0,5 0,5 6 2 0,5 8 100 0,9
3-5 tuổi 0,7 0,8 8 3 0,5 12 150 1,0

 Các vitamin và khoáng chất là các chất dinh dưỡng không thể thiếu trong quá trình phát triển của trẻ. Ở mỗi giai đoạn phát triển thì nhu cầu về hàm lượng vitamin của trẻ là khác nhau. Cùng với năng lượng và vitamin thì các chất khoáng bao gồm kẽm, canxi, sắt, magie… cũng đóng vai trò quan trọng trong nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em từ 1 – 3 tuổi.

Đối với chất khoáng là sắt là vi chất có vai trò quan trọng trong sự tạo máu và tham gia vào thành phần các men trong cơ thể. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ nhu cầu sắt ở giai đoạn phát triển của trẻ. Cha mẹ cần bổ sung đủ nhu cầu kẽm của trẻ tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển.

Những dưỡng chất được tìm thấy trong sữa mẹ (Nucleotide, Choline, Inositol, Taurine, L-carnintrine)

Nucleotide là những chất có thể được tổng hợp trong cơ thể từ các axit amin và tạo thành cơ sở của DNA và RNA. Các nucleotide được bổ sung vào sữa dành cho trẻ sơ sinh bao gồm cytidine- disodium uridine- adenosine-, disodiuminosine- và disodium guanosine- 5′-monophosphate. Những chất này là chất chuyển hóa quan trọng, tham gia vào quá trình truyền năng lượng và phân hủy các phân tử lớn đặc biệt quan trọng trong các mô có quá trình chuyển hóa nhanh.

Kết luận : Bằng cách lựa chọn các loại thực phẩm bảo vệ hệ tiêu hóa non nớt của trẻ  và bổ sung dinh dưỡng một cách cân bằng và đầy đủ các vi chất bố mẹ sẽ  giúp con phát triển khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa, và đảm bảo bé hấp thu tốt các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện.

Bảng 3: Tham khảo về thành phần chất dinh dưỡng trong 100ml sữa NEDMill

Thành phần dinh dưỡng Trong 100ml sữa NEDMill Thành phần dinh dưỡng Trong 100ml sữa NEDMill
Năng lượng 66Kcal   Chất khoáng
Chất béo 2,6g   Canxi 70mg
Chất béo sữa 0,47g   Phốt pho 40mg
Chất béo bão hòa 0,75g   Ảo thuật 6,4mg
Chất béo không bão hòa đơn 1,27g   Sắt 0,8mg
Chất béo không bão hòa đa 0,41g   Kẽm 0,45mg
Axit Linoleic 0,34g   Mangan 8 µg
Axit Alpha Linoleic 36,8mg   Đồng 50 µg
Axit Arachidonic 3,5mg   Iốt 13 µg
Tổng lượng đường 8,72g   Natri 23,5mg
Đường Lactoza 8,47g   Thời gian 73mg
Chất xơ 0,41g   Clorua 57mg
Galacto-oligosaccharides 0,6g   Selen 2,5 µg
Protein trong đó 1,47g   Nucleotide 3mg
Casein 0,87g   Cholin 20mg
Whey – protein 0,6g   Inositol 3,5mg
Các Vitamin   độ dẻo dai 5mg
Vitamin A 57 µgRE   L-carnitine 1,6mg
Vitamin D3 1,53 µg   Vitamin B6 45 µg
Vitamin E 1,21mg   Vitamin B12 0,2 µg
Vitamin K1 5 µg   Vitamin C 10mg
Vitamin B1 40 µg   Axit Folic 16 µg
Vitamin B2 150 µg   Axit Pantothenic 0,4 mg
 Niacin 0,35 mg   Biotin 1,6 µg

#nedmilltintuc  #suanhapkhaunguyenhop #nedmilldonghanh

Bài viết liên quan

Cách cho bé bú sữa mẹ và sữa công thức đúng cách

KHỞI ĐẦU VỮNG CHẮC GIÚP CON THÔNG MINH CAO LỚN

GIẢI PHÁP DINH DƯỠNG HOÀN HẢO CHO TRẺ GIÚP BÉ LỚN KHÔN, KHỎE MẠNH VÀ THÔNG MINH HƠN MỖI NGÀY

Những căn bệnh giao mùa nào hay đe dọa sức khỏe của trẻ và cách phòng tránh

NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA TRẺ TỪ 1 – 3 TUỔI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ MÀ BÀ MẸ NUÔI CON NÊN BIẾT