5 Sai lầm 90% mẹ Việt mắc phải trong cách cho trẻ ăn dặm khiến con nuôi mãi không lớn!

🌤 5 Sai lầm 90% mẹ Việt mắc phải trong cách cho trẻ ăn dặm khiến con nuôi mãi không lớn.
⏩ Cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn: Thời điểm ăn dặm tốt nhất của con là sau khi con đạt 6 tháng tuổi. Không nên sớm hơn hay muộn hơn mốc này. Nếu mẹ cho con ăn dặm quá sớm, hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa hoàn thiện, bụng con sẽ khó tiêu thức ăn, khiến hệ tiêu hóa mệt mỏi. Ngược lại, nếu bé ăn dặm quá muộn thì sau khi bé đủ 6 tháng tuổi, sữa bột hoặc sữa công thức không còn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Lượng sữa mẹ dần giảm, không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho con nữa, khiến con dễ thấp bé nhẹ cân, chậm phát triển về thể chất và trí não.
⏩ Ăn càng nhiều càng tốt, nhanh tăng cân: Một lỗi sai tại hại của nhiều mẹ là ép bé ăn quá nhiều, thực tế khi bé mới tập ăn dặm, lượng thức ăn mà bé có thể tiêu thụ chỉ một ít, thường chỉ vài thìa nhỏ. Trong giai đoạn này sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Do đó, mẹ không nên nhồi nhét bé ăn nhiều hơn những gì bé muốn, vì điều này có thể gây ra sự chống đối tâm lý từ phía bé. Nếu bé ăn không đủ trong bữa ăn dặm, hãy bổ sung bằng sữa cho bé. Thay vì ép bé ăn nhiều, hãy cho bé thích nghi dần với việc ăn dặm. Bắt đầu hành trình này từng chút một, để con thích thú việc ăn dặm chứ không tạo áp lực làm con thấy mệt.
⏩ Nghiền thức ăn quá kỹ: Thực tế việc nghiền thức ăn quá kỹ, có thể gây hại cho sự phát triển của bé. Việc này khiến bé không cần phải nhai, chỉ cần nuốt chửng. Điều này không chỉ làm mất đi sự hứng thú và thỏa mãn của bé khi ăn mà còn tác động xấu đến cơ quan miệng và hệ tiêu hóa. Bé không cảm nhận được các mùi vị và kết cấu khác nhau của thức ăn. Điều này có thể khiến bé trở nên kén ăn và khó tích cực tham gia vào bữa ăn gia đình.
⏩ Nêm thức ăn quá mặn: Trẻ sơ sinh không nên ăn gia vị cho đến khi đủ 12 tháng. Việc nêm quá mặng sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh và gây căng thẳng cho các cơ quan quan trọng như tim và thận. Các con chưa tiếp xúc với gia vị nên sẽ không thấy nhạt nhẽo đâu, cha mẹ yên tâm nhé. Nếu cần, có thể sử dụng các loại gia vị nhẹ nhàng để tăng thêm hương vị như hành, tỏi hoặc các loại gia vị tự nhiên khác thay vì sử dụng muối.

⏩ Thực đơn ăn dặm lặp đi lặp lại: Cho bé ăn dặm không chỉ là việc cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết, mà còn là cơ hội để bé khám phá và trải nghiệm các hương vị và kết cấu khác nhau. Tuy nhiên, nhiều mẹ Việt cùng sử dụng một thực đơn nhàm chán cho bé, chỉ cung cấp một số ít loại thực phẩm và không đa dạng hóa khẩu phần ăn của bé. Để giải quyết vấn đề này, các bà mẹ hãy tạo ra một chế độ ăn đa dạng cho bé. Hãy khám phá và giới thiệu cho bé nhiều loại thực phẩm khác nhau, bao gồm rau, hoa quả, ngũ cốc, thịt, cá và đậu. Đảm bảo rằng bé được tiếp xúc với các hương vị và kết cấu mới, khuyến khích sự thích nghi với các loại thực phẩm và phát triển khẩu vị đa dạng mẹ nhé!
#nedmilltintuc  #suanhapkhaunguyenhop #nedmilldonghanh #mevabe

Bài viết liên quan

Cách cho bé bú sữa mẹ và sữa công thức đúng cách

KHỞI ĐẦU VỮNG CHẮC GIÚP CON THÔNG MINH CAO LỚN

GIẢI PHÁP DINH DƯỠNG HOÀN HẢO CHO TRẺ GIÚP BÉ LỚN KHÔN, KHỎE MẠNH VÀ THÔNG MINH HƠN MỖI NGÀY

Những căn bệnh giao mùa nào hay đe dọa sức khỏe của trẻ và cách phòng tránh

NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA TRẺ TỪ 1 – 3 TUỔI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ MÀ BÀ MẸ NUÔI CON NÊN BIẾT